Xin hãy cứu giúp em học sinh lớp 5 ở Bình Tân bị ung thư máu
CLB Thể Công Viettel vô địch mùa giải 2020, rồi đều đặn góp mặt trong top đầu và luôn được các đối thủ đánh giá cao. Có những thời điểm đội bóng này đã tiến gần tới ngôi vô địch, hay sẽ là "kẻ ngáng đường vĩ đại" khi trực tiếp tác động tới cuộc đua tới ngôi vô địch bằng kết quả đối đầu của mình. Dù vậy, chính vào những lúc được trông chờ nhất, đội bóng áo lính lại gây thất vọng và kết quả là sau 4 mùa giải, dù được đánh giá cao, nhưng chưa khi nào Thể Công Viettel thực sự là đối thủ nặng ký trong cuộc đua vô địch. Để rồi, khi đa số đã quen với việc "kỳ vọng tức là thất vọng", Thể Công Viettel lại lầm lũi áp sát ngôi đầu và cho đến khi lượt đấu bù vòng 11 kết thúc, thầy trò HLV Đức Thắng chính thức giành danh hiệu không chính thức là vô địch lượt đi. Điều đáng nói CLB Thể Công Viettel chiếm ngôi đầu bảng không phải bằng những chiến thắng vùi dập đối thủ, cũng không phải bằng chuỗi trận với thành tích ấn tượng. Trước khi đánh bại CLB Công an Hà Nội (CAHN) trên sân Mỹ Đình tối 19.2, thầy trò HLV Đức Thắng suýt thất bại trước đội Đà Nẵng ở sân Tam Kỳ và chỉ có 1 điểm nhờ bàn thắng của Nhâm Mạnh Dũng ở phút bù giờ cuối cùng.Chứng kiến cách CLB Thể Công Viettel thi đấu, nhiều người còn có cảm giác bứt rứt, khó chịu bởi chẳng biết khi nào Tiến Dũng và đồng đội sẽ đá bằng 100% phong độ, hay lại thể hiện lối chơi "ru ngủ cả đối thủ lẫn cổ động viên". Thực tế, dù đá bằng cách nào, đoàn quân của HLV Đức Thắng cũng đang cho thấy hiệu quả bằng việc đánh bại những đối thủ đáng gờm như CLB Nam Định, Hà Nội hay CAHN và chiếm ngôi đầu sau 13 vòng đấu. CLB Thể Công Viettel không sở hữu "dream team" như CLB CAHN hay Nam Định, cũng không có những "huyền thoại" như đội Hà Nội. Thậm chí, đội bóng này ở mùa giải 2024-2025 còn mất đương kim Quả bóng vàng Hoàng Đức. Nhưng bù lại, họ đang có một tập thể đồng đều, được dẫn dắt bởi HLV cá tính nhưng cũng đầy chất lính – HLV Đức Thắng – cựu cầu thủ Thể Công. CLB Thể Công Viettel đang sở hữu dàn nội binh không hề "xoàng" với những Tiến Dũng, Đức Chiến, Tiến Anh, hay Văn Khang, Tuấn Tài… đều đã phần nào chứng minh năng lực ở nhiều cấp độ đội tuyển cũng như CLB. Hàng thủ với thủ lĩnh Tiến Dũng, Thể Công Viettel cho thấy sự hiệu quả đáng nể với chỉ 10 bàn thua, sánh ngang CLB Nam Định và chỉ hơn Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 1 bàn.Ở phía trên, HLV Đức Thắng có sự phục vụ của bộ 3 ngoại binh người Brazil với thứ bóng đá nhiều cảm hứng cùng tính hiệu quả. Ở 2 trận thắng gần đây trước Hoàng Anh Gia Lai và CLB CAHN, bộ ba Amarildo, Pedro Henrique và Wesley Nata đã làm khổ hàng thủ đối phương bằng cả những pha phối hợp cũng như "solo". Sẽ là thiếu sót nếu nói về hàng công của Thể Công Viettel mà không nhắc đến dàn nội binh khi mọi vị trí đều có thể ghi bàn. Từ hàng thủ với Tiến Dũng, Đức Chiến, hàng tiền vệ với Hữu Thắng hay Văn Khang, Tuấn Tài và cả các chân sút nội như Mạnh Dũng… đều có thể nổ súng.Điều đáng sợ hơn của Thể Công Viettel là khả năng chọn thời điểm định đoạt trận đấu cực chuẩn. Đúng vào thời điểm ai cũng nghĩ nhà cựu vô địch V-League sắp thua bàn, thì các học trò của HLV Đức Thắng lại làm điều ngược lại. Họ chuyển đổi trạng thái nhanh, đưa bóng tiếp cận khung thành đối phương chỉ bằng vài đường chuyền cùng vài pha lắc bóng qua người, nhưng không lạm dụng và gần như chắc chắn sẽ gây sóng gió lên khung thành đối phương ở những pha bóng như vậy. Cái lắc đầu của Quang Hải sau trận đấu tối 19.2 vừa qua mang nhiều ý nghĩa, khi anh và đồng đội còn có thể thua nhiều hơn 2 bàn sau những pha phản công mẫu mực của đối thủ. Nếu cứ đá như vậy, khả năng rất cao CLB Thể Công Viettel sẽ lên ngôi vô địch sớm. Vấn đề của họ hiện tại chính là duy trì tính ổn định chứ không phải việc đánh rơi điểm đầy bất ngờ trước những đối thủ "mềm hơn" như CLB Đà Nẵng ở vòng 13. Cuộc tái đấu với CLB CAHN ngay ở vòng 14 V-League ngày 23.2 sẽ rất đáng chờ đợi để đội bóng quân đội khẳng định sức mạnh thực sự của mình.HLV Kim Sang-sik: Tôi muốn có bóng đá chiến thắng dựa trên tinh thần quyết tâm
Hãng Yonhap ngày 10.2 đưa tin khoảng 40% số trang trại chó ở Hàn Quốc đã tự nguyện đóng cửa kể từ năm ngoái, khi nước này ban hành luật cấm tiêu thụ thịt chó.Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, có 623 trong số 1.537 trang trại chó thịt trên cả nước đã đóng cửa kể từ khi luật đặc biệt về cấm nuôi và giết mổ chó để lấy thịt được ban hành vào tháng 8.2024.Có 449 trang trại đã đóng cửa là các trang trại nhỏ, với số lượng dưới 300 con. Ngoài ra, các trang trại đã đóng cửa còn có 153 trang trại cỡ trung, nuôi từ 300-1.000 con và 21 trang trại lớn, nuôi hơn 1.000 con. Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu xóa bỏ mọi hoạt động buôn bán thịt chó trong nước trước đầu năm 2027, bao gồm cả việc chăn nuôi và phân phối. Theo tờ The Korea Times, để đạt được mục tiêu này, hiện tại chính quyền đang khuyến khích tất cả những người buôn bán thịt chó địa phương tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh.Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán khoảng 938 trang trại chó thịt, tương đương 60%, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.Để hỗ trợ các doanh nghiệp thịt chó tuân thủ luật sắp tới, chính phủ cho biết họ đang hướng dẫn việc đóng cửa doanh nghiệp, cũng như tham vấn và hỗ trợ thêm để bắt đầu các dự án kinh doanh mới.Đối với những người chưa đóng cửa các trang trại thịt chó của mình, cơ quan chức năng cho biết họ sẽ thường xuyên theo dõi để phát hiện bất kỳ thay đổi nào, như quy mô trang trại, số lượng chó, đồng thời cập nhật về những hỗ trợ của chính phủ để thuyết phục họ đóng cửa sớm hơn.Chính phủ hỗ trợ các trang trại chó dựa trên thời gian đóng cửa, với mức hỗ trợ từ 225.000 - 600.000 won (3,9-10,5 triệu đồng)/con.Sau khi luật trên áp dụng vào năm 2027, người vi phạm có thể chịu tối đa 2 năm tù giam hoặc bị phạt 30 triệu won (khoảng 555 triệu đồng).Thói quen ăn thịt chó tại Hàn Quốc được cho là có từ hàng thế kỷ nhưng trong vài chục năm trở lại đây ngày càng giảm khi nhận thức về quyền động vật ngày càng tăng và số người nuôi chó làm thú cưng cũng tăng.
CĐV tại Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng những trận đấu bóng rổ 3x3 mãn nhãn
Ngày 2.1, Công an P.Bến Thành (Q.1, TP.HCM) đang làm việc, lấy lời khai người đàn ông có hành vi hành hung một nam shipper trên đường Phạm Hồng Thái.Trước đó, chiều cùng ngày mạng xã hội lan truyền, bày tỏ bức xúc khi xem đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông cầm dao truy đuổi, hành hung nam thanh niên trên đường.Qua xác minh, vụ việc xảy ra lúc 12 giờ ngày 2.1, trên đường Phạm Hồng Thái. Theo đoạn clip, người đàn ông cầm dao truy đuổi, đè, đấm đá nhiều lần vào người một nam thanh niên. Trong lúc hành hung, người đàn ông ngã xuống đường thì nam thanh niên bỏ chạy. Vụ việc được một người phụ nữ và một người đi đường can ngăn.Nhận tin báo, Công an P.Bến Thành đã xác minh, đưa người đàn ông về trụ sở để lấy lời khai, đồng thời thu giữ hung khí.Bước đầu, công an xác định trong lúc giao hàng, hai bên xảy ra cãi nhau rồi dẫn đến vụ việc nói trên.
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Những tấm lòng vàng 11.9.2023
Còn theo ông Nguyễn Kim Đoán, VN hiện đã mở cửa với thế giới nhưng cần sớm có các hàng rào kỹ thuật, chính sách thương mại để kiểm soát hàng nhập chính ngạch và có biện pháp ngăn hàng lậu nhập tràn lan. Nếu không có biện pháp kịp thời và quyết liệt, các hiệp hội trong ngành chăn nuôi nhận định, chỉ 3 - 5 năm tới khi các dòng thuế quan của các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0%, VN sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.